Xông hơi là một phương pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe, chăm sóc làn da cũng như điều trị một số bệnh nhẹ. Tuy nhiên bạn không được lạm dụng nó quá nhiều mà cần sử dụng khoa học nhé.
Xông hơi hiện nay có 2 phương pháp đó là xông hơi khô và xông hơi ướt, có thể sử dụng phòng tắm xông hơi hoặc máy xông hơi để thực hiện việc xông hơi. Nhưng dù là xông hơi bằng phương pháp nào bạn cũng cần phải tránh những vấn đề sau:
Xem thêm: >> xong hoi da muoi
– Không nên xông hơi khi vừa ăn no, điều này không có lợi cho sức khỏe nhất là những người mắc bệnh tim mạch. Không nên xông hơi khi đang sốt cao, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và phụ nữ mang thai vì xông hơi được thực hiện trong phòng kín với nhiệt lượng và áp suất không khí cao bởi vậy những người mắc bện tim mạch, huyết áp, phụ nữa mang thao không nên xông hơi.
– Không nên xông hơi liên tục trong tuần bởi nếu xông hơi liên tục sẽ làm cho cơ thể bị mất nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng lên hệ thống tim mạch. Nên xông hơi 3 ngày 1 lần để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, đảm bảo sức khỏe.
– Trong lúc xông phải lưu ý không nên xông hơi quá lâu và tránh nhiệt độ tăng đột ngột. Cụ thể là điều chỉnh nhiệt độ xông từ từ và kiểm soát lượng mồ hôi để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước đột ngột. Nếu không tuân thủ như vậy, cơ thể sẽ mất nước rất nhanh thông qua mồ hôi, dẫn đến một loạt triệu chứng sốc khác mà cơ thể không thể kiểm soát được như trụy tim mạch, tụt huyết áp… Cơ thể cũng dễ rơi vào trường hợp khó thở, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Có thể bạn quan tâm:
>> massage body
– Trong quá trình xông hơi, nếu thấy đầu óc choáng váng, khó thở, chân tay bủn rủn thì nên dừng xông hơi để tránh tình trạng bị đột quỵ trong phòng xông.
– Xông hơi xong nên tránh gió lùa. Mùa hè xông hơi xong không được nằm máy lạnh, hoặc nằm dưới quạt điện mạnh. Xông hơi xong không được tắm ngay, ít nhất là 6 giờ dù là tắm bằng nước nóng hay nước lạnh.
Không có nhận xét nào: